Vụ Trịnh Xuân Thanh trở về Việt Nam

Vụ Trịnh Xuân Thanh trở về Việt Nam là một câu chuyện có 2 phiên bản khác nhau. Chính vì 2 phiên bản trái ngược đưa đến một cuộc khủng hoảng quan hệ ngoại giao Đức-Việt Nam. Ngày 22 tháng 9 năm 2017, Bộ Ngoại giao Đức gửi thông báo cho báo chí nói hiện Berlin đã "tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược" với Việt Nam và trục xuất thêm một nhân viên ngoại giao Việt Nam[1][2], sau khi Ông Nguyễn Đức Thoa, cán bộ Tổng cục Tình báo Việt Nam ở Berlin bị trục xuất vào ngày 4 tháng 8 năm 2017 [3]Một phiên bản là của bộ công an Việt Nam theo đó ngày 31 tháng 7 năm 2017, các báo tại Việt Nam đều đăng tin, Bộ Công an cho biết nghi can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, sau gần một năm trốn lệnh truy nã quốc tế.[4]Phiên bản thứ hai từ chính quyền, báo chí Đức, và các luật sư của ông Thanh, được loan tin dần dần, cho là ông Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc từ công viên TiergartenBerlin chở sang thủ đô Cộng hòa Séc Praha.[5][6] Sau đó ông Thanh được đưa lên một chuyên cơ chở bệnh nhân đưa về Việt Nam. Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho là, ông Thanh đã bị mang ra khỏi nước với một phương pháp, mà chúng ta thường chỉ có thể được xem trong các phim ám muội về cuộc chiến tranh lạnh, và đó là điều chúng ta không thể dung thứ và sẽ không dung thứ. “ [7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vụ Trịnh Xuân Thanh trở về Việt Nam http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40790917 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40816890 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40893673 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43393346 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43888056 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43949432 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43963258 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43963265 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43994004 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44027113